Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:0937 114 282
Email: tanhuynhphat294@gmail.com
Hân hạnh phục vụ quý khách.

Đối tác

CO.OP Home Shopping

Gốm Sứ Cường Phát

Siêu Thị Điện Máy Nguyễn Kim

Công ty TNHH TM SX Tâm

Thống kê website

Thống kê websiteThống kê websiteThống kê websiteThống kê websiteThống kê websiteThống kê website
Thống kê websiteHôm nay51
Thống kê websiteHôm qua491
Thống kê websiteTất cả206421
Đang trực tuyến : 15 Khách

Giấy chứng nhận

Nhấn vào hình để xem với kích thước lớn Giấy chứng nhận

Cách sắc được một thang thuốc chất lượng

(tư liệu mang tính chất tham khảo)

-Trong điều trị bằng Đông y, thuốc sắc chiếm một vai trò khá quan trọng. Muốn có được một chén thuốc cũng phải tốn không ít công khó nhọc, nhất là khi xưa ông bà ta phải sắc thuốc bằng ấm đất ,nồi đất tốn rất nhiều thời gian và công sức; đun nấu bằng rơm, củi rất bất tiện; chứ không như chúng ta bây giờ sắc thuốc bằng siêu  điện tự động, phương tiện đầy đủ.

-Theo Đông y, thuốc có công hiệu hay không một phần là do cách sắc thuốc. Xét dưới góc độ khoa học, sắc thuốc là quá trình thủy phân, chiết xuất hoạt chất dưới tác dụng của nhiệt độ.

-Thuốc sắc là dạng thuốc hay dùng, dễ ứng dụng cho các loại bệnh. Nước thuốc sắc hấp thu nhanh, dễ phát huy tác dụng, dễ gia giảm các vị cho phù hợp với bệnh cận lâm sàng. Thuốc sắc ngoài việc để uống còn dùng để rửa, xông, đắp. Tuy nhiên bất lợi của thuốc sắc là mất thời gian, tốn năng lượng, nhất là khi người bệnh cần uống thuốc dài ngày.

sac-thuoc-bac

Cách Sắc Thuốc:

- Về nguyên tắc sắc thuốc cũng không khác xưa. Dựa vào tính chất ,công dụng của thuốc (dược liệu) mà chúng ta có được thời gian sắc lâu hay mau; Thuốc thanh nhiệt - giải biểu chủ yếu là hoa, lá chúng ta sắc nhanh, lửa lớn; Thuốc bổ chúng ta sắc chậm, lửa liu riu.

- Do vậy, để sử dụng thuốc sắc một cách tốt nhất, xin giới thiệu cách sắc thuốc như sau:

- Dụng cụ: nên dùng ấm đất (nồi - siêu đất nung), nồi thủy tinh, xoong tráng men, siêu sắc thuốc bằng điện tự động tắt.

- Không nên dùng nồi, ấm làm bằng kim loại (nhôm, gang, đồng…) để tránh sự biến chất của dược liệu, nước thuốc sắc.

 Cách sắc thuốc:

-Cho dược liệu vào ấm theo thứ tự: các loại than rễ, củ to, cứng xuống dưới; các loại cành củ mềm, hạt, lá, hoa ở trên.

-Đổ nước (nước lã hoặc nước ấm) ngập các vị thuốc khoảng 3cm, nếu có vị nào nổi thì phải quậy đều cho chìm.

-Ngâm khoảng 20 – 30 phút trước khi sắc.

-Khi sôi, để nhỏ lửa sôi âm ỉ, tránh trào thuốc và quá mau cạn nước, hoạt chất chưa ra kịp.

-Không nên mở nắp siêu thuốc vì sẽ làm bay hơi mất các hoạt chất của thuốc.

- Sau 60 – 90 phút, nước sắc còn lại khoảng 1/3 là được nước thuốc thứ nhất, ta gạn (chiết) ra chén (ly); Có thể uống ngay hoặc cho thêm nước vào ấm sắc tiếp lượt thứ 2 (lượng nước bằng 2/3 lần thứ nhất). Khi được nước thuốc lượt 2, ta đổ chung với nước thuốc lượt 1, sau đó cô lại còn ½ rồi uống.

*Lưu ý:  Thứ tự, thời gian sắc một số vị thuốc có khác nhau.

1-Các vị thuốc bổ : Đảng sâm, Hà thủ ô, Bạch truật, Thục địa…cần sắc lâu để ra hết hoạt chất. Các vị có độc tính như Phụ tử, Xạ can…ta sắc lâu độc tính sẽ giảm.

2-Các vị thuốc khoáng vật : Long cốt, Thach cao, Mai mực, Mẫu lệ…phải sắc trước để các hoạt chất hòa tan ra nước sắc.

 3-Các loại thuốc có tinh dầu: Bạc hà, Hương nhu, Hoắc hương, Tía tô, Mộc hương, nên cho vào ấm lúc sắc gần được thuốc rồi, đun sôi lại là tắt lửa để khỏi bay mất tinh dầu. (Khi gói thuốc người ta thường hay để riêng 1 góc hoặc gói nhỏ để riêng).

 4-Các loại thuốc quí: Nhân sâm, Tam thất…nên sắc riêng để tránh lãng phí do bị ngấm vào các vị thuốc khác.

 5-Loại thuốc có lông măng gây ho, kích thích niêm mạc họng : Lá nhót tây…khi sắc đựng trong túi vải.

 6-Loại thuốc dạng keo: A giao, cao Qui bản, cao Ban long…khi sắc được nước thuốc, gạn bỏ bã rồi mới cho vào đun sôi – khuấy đều cho tan, tránh lãng phí do bị ngấm vào các vị thuốc khác.

7-Một số vị thuốc có nguồn gốc từ khoáng vật: Chu sa, Thần sa (có hợp chất muối Thủy ngân) nếu cho vào ấm sắc, sẽ bị lắng xuống đáy,  khi đun nóng – nhiệt độ cao làm giải phóng kim loại Thủy ngân gây độc. Do đó phải uống riêng hay hòa tan với nước thuốc sắc khi đã nguội.

-Các loại cao lỏng có thể phối hợp hòa tan với nước thuốc sắc.

Cách Uống Thuốc:

 -Thời gian uống thuốc: nên uống giữa 2 bữa ăn.

-Các thuốc kích thích niêm mạc dạ dày thì uống sau bữa ăn.

-Thuốc an thần uống trước ngủ 1 giờ.

-Bệnh cấp tính có thể chia uống nhiều lần trong ngày không câu nệ thời gian.

-Thuốc sắc đa phần nên uống lúc còn ấm.

-Thuốc giải biểu nên uống nóng cho ra mồ hôi. Bệnh sốt cao nên uống nguội (hoặc lạnh); Bệnh thuộc hàn (lạnh) nên uống nóng.

*Tốt nhất là bệnh nhân nên hỏi  kỹ thầy thuốc của mình cách sắc thuốc cho từng thang cụ thể.

 BS.TRƯƠNG MINH GIANG - Khoa Đông y BV Đa khoa Hồng Đức

 

Ấm Sắc Thuốc Vạn An

Hướng dẫn sử dụng

huong-dan-su-dung-am-sac-thuoc-dien-van-anI.ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA ẤM SẮC THUỐC:  -Trọng lượng:2,4 kg - 2,6 kg.(Tùy theo model) -Điện áp:220v – 50Hz -Công Suất:420w. -Độ tỏa...
cach-sac-duoc-mot-thang-thuoc-chat-luong(tư liệu mang tính chất tham khảo) -Trong điều trị bằng Đông y, thuốc sắc chiếm một vai trò khá quan trọng. Muốn có được một chén thuốc cũng phải...
can-biet-khi-dung-thuoc-dong-y(tư liệu mang tính chất tham khảo) Trong Đông y, sắc thuốc là một công việc khá phức tạp và công phu, nhưng uống như thế nào cho đúng cũng rất quan...

Bài thuốc đông y hay

thuoc-tri-viem-hong-tu-cay-bong-phanCây bông phấn còn có tên khác là hoa phấn, sâm ớt, phấn đậu hoa, ngân chi hoa đầu, thủy phấn tử hoa....
ma-de-chua-sot-xuat-huyet-Cây mã đề, tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa...
hoa-mai-trang-chua-dau-khopCây hoa mai trắng cao khoảng 3 - 5m, ra hoa vào mùa xuân, hoa có cuống ngắn, màu trắng và có mùi thơm;...
cong-dung-ky-dieu-cua-bac-ha-Cây bạc hà hay còn gọi là bạc hà nam, tên khoa học là Mentha arvensis L thuộc họ hoa môi (Labiatae) là...